-
- Tổng tiền thanh toán:
Bánh canh ống Mikiri - Bánh canh bột gạo chất lượng
Bánh canh là loại nguyên liệu đặc trưng của ẩm thực Việt, gắn liền với kí ức tuổi thơ của bao thế hệ người Việt. Là một trong số các nguyên liệu đại diện cho nền văn minh lúa nước lâu đời, trải qua bao nhiêu biến cố vẫn giữ được nét thuần túy bình dị.
Tác giả: CTY T&Z Ngày đăng: 24/08/2023
Bánh canh là món ăn rất phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ với sợi gạo dai tròn, trắng ngà thơm đậm hương gạo cùng nước dùng sền sệt ngọt lành. So với bún hay phở thì cũng không hề kém phần cầu kỳ và tinh tế.
1. Định nghĩa "bánh canh là gì?".
Bánh canh là loại nguyên liệu khá quen thuộc với số đông mọi người. Thông thường, sợi bánh canh được làm chủ yếu từ bột gạo. Ở một số nơi, người ta còn cho thêm bột sắn vào để sợi được dẻo dai hơn. Để cho ra sợi bánh canh trắng ngà, dai ngon bạn cần phải cho vào nước sôi, đợi đến khi chín thì vớt ra để ráo là có thể sử dụng. Thú vị hơn nữa, là loại sợi này còn có tận bốn phiên bản khác nhau, được sử dụng rộng rãi, tạo nên dấu ấn đặc trưng giữa muôn vàn nguyên liệu. Ẩm thực Việt là vậy, trong cái chung vẫn có những nét riêng, tô điểm thêm nhiều sắc màu mới lạ, độc đáo.
2. Khám phá thêm các "phiên bản" của bánh canh.
Như đã nói ở trên, bánh canh được làm từ khá nhiều loại bột mang đến sự da dạng cũng như nét khác biệt đầy hấp dẫn. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về bốn loại chính: bột gạo, bột lọc, bột xắt, bột mì.
+ Bánh canh bôt gạo:
Là loại sợi được làm từ bột gạo nên sẽ có màu trắng ngà chứ không được trong gióng như sợi làm từ bột lọc. Nếu muốn sợi bánh có độ dai ngon thì phải chế biến từ loại bột gạo ngon, chất lượng. Tuy nhiên, một số nơi người ta còn cho thêm bột sắn vào để tăng độ dẻo dai của bánh. Vì thế, mặc dù rất phổ biến nhưng sợi bánh canh bột gạo của mỗi tỉnh thành, mỗi khu vực sẽ có hương vị riêng cho phù hợp với khẩu vị của từng nơi.
+ Bánh canh bột lọc:
Được làm từ bột sắn lọc khô hoặc bột năng lọc khô, kết hợp với bột gạo. Tùy theo việc bạn muốn bánh canh dai nhiều hay ít thì có thể tùy chỉnh lượng bột gạo này cho phù hợp. Thậm chí, bạn có thể không sử dụng bột gạo cũng chẳng ảnh hưởng gì đến chất lượng của bánh. Sợi bánh canh bột lọc sẽ trong suốt và có độ dai nhất định. Và độ dai của bánh lại phụ thuộc vào cách nhào bột, trộn bột. Ở Sài Gòn, sợi bánh canh bột lọc thường hay được chế biến cùng cua/ghẹ mang đến món "bánh canh cua" thơm ngon, vang danh ba miền.
+ Bánh canh bột xắt:
Tương tự như bánh canh bột gạo, cũng được làm từ bột gạo nhưng sở dĩ có cái tên "bột xắt" là bởi cách chế biến của nó. Người ta sẽ dùng bột gạo, nhào nặn rồi mới xắt. Chính vì người làm bánh phải tự tay xắt nhỏ từng miếng bột nên mới gọi đây là bánh canh bột xắt để phân biệt với bánh canh bột gạo. Sau đó, những sợi bánh canh này sẽ được cho vào nồi nước sôi để luộc chín.
+ Bánh canh bột mì:
Đây là loại sợi được sử dụng khá phổ biến ở miền Bắc và miền Trung, điển hình là các tỉnh: Quảng Trị, Quảng Bình, Huế,… Do được làm từ bột mì nên hương vị, hình dáng và kích thước của sợi bánh gần giống với sợi mì nhưng to hơn. Không chỉ vậy, mà còn được phân biệt thành hai loại là bánh canh bột mì khô (bánh canh khô) và bánh canh bột mì tươi (bánh canh tươi). Để cho ra được thành phẩm chất lượng, đòi hỏi sự tỉ mỉ trong khâu nhào, nặn bột. Sau đó, được cán mỏng và đem đi phơi khô,....Vậy mới thấy, được sự kỳ công vất vả của người thơ khi chế biến loại sợi này.
Đa phần, các loại bánh canh trên đều là bánh canh tươi, sau khi chế biến xong phải sử dụng ngay nếu không sẽ dễ bị hư hỏng. Đó là chưa kể đến thực trạng tràn lan các loại thực phẩm kém chất lượng trên thị trường hiện nay. Hiểu được nỗi lo âu cũng như giúp người tiêu dùng dễ dàng hơn trong công việc nội trợ, nên Mikiri đã sản xuất ra các dòng thực phẩm khô. Và bánh canh ống Mikiri là dòng thực phẩm mới ra mắt hồi đầu năm nay.
Xem thêm: Bún gạo khô 400g
3. Tại sao lại gọi là "bánh canh ống Mikiri".
Sở dĩ có cái tên "bánh canh ống Mikiri" là bởi hình dạng của nó. Khác hẳn các sợi bánh canh thông thường, sợi bánh canh Mikiri lại có tạo hình dạng ống. Bên ngoài dai mềm, bên trong lại rỗng ruột giúp sợi bánh canh thấm đẫm hương vị của nước dùng, mang đến cảm giác thích thú khi thưởng thức. Làm từ loại bột gạo dẻo thơm được tuyển chọn với hàm lượng lên đến 80%, lại hòa trộn khéo léo với bột năng và nước giúp việc định hình dễ dàng hơn lại đảm bảo sợi bánh canh có độ dai mềm nhất định, không bị nhão bở hay nát khi chế biến ở nhiệt độ cao. Thêm vào đó, là được sản xuất dưới dạng khô nên hoàn toàn không có các loại chất phụ gia như chất tẩy trắng hay phẩm màu, người tiêu dùng có thể an tâm sử dụng mà không cần lo lắng. Quy cách đóng gói 300g/gói, sau khi luộc sẽ có khối lượng dao động từ 900g -1 kg, thích hợp dùng cho cả gia đình (4-5 người). Chỉ cần bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
4. Bánh canh ống Mikiri cho món ăn đậm đà.
Bánh canh từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người, nhất là ở miền Đông Nam Bộ. Vốn chỉ là món ăn nơi thôn quê nhưng chẳng biết từ khi nào mà nó đã trở thành một trong số các món đặc sản của ẩm thực Việt, sánh vai cùng phở và bún. Một tô bánh canh ngon là sự hòa trộn đầy tinh tế giữa các loại nguyên liệu như thịt, hải sản,...cùng nước dùng ngon ngọt, khiến thực khách phải mê mẩn. Điển hình như các món bánh canh Nam Phổ, bánh canh Trảng Bàng, bánh canh hẹ,.....là những món ăn mà bạn nên thử một lần trong đời. Bên cạnh đó, đây cũng là món ăn khiến bao người thổn thức mỗi khi nhớ về, nhất là những người con xa quê. Với bánh canh ống Mikiri, bạn có thể dễ dàng trổ tài nội trợ, chế biến các món ăn vừa thơm ngon lại dinh dưỡng.
5. Cùng điểm qua các món ngon với bánh canh ống Mikiri.
Ngày nay, bánh canh đã có mặt rộng rãi khắp các vùng miền Tổ quốc. Để Mikiri giới thiệu đến bạn một vài món bánh canh đặc sản nhất định phải nếm thử qua nhé.
+ Bánh canh Nam Phổ: Nghe cái tên ắt hẳn bạn sẽ có phần cảm thấy lạ lẫm. Nhưng đây lại là món bánh canh nổi danh của ẩm thực cung đình Huế. Có phần nước dùng là từ nước luộc vỏ tôm tươi, thêm chút nước mắm và mắm ruốc để tạo nên vị đạo thơm ngon cùng chút mộng mơ của xứ Huế. Món bánh canh sẽ có độ sệt, sánh, thêm chút dầu điều đỏ tươi và hành lá.
+ Bánh canh hẹ Phú Yên: Là một trong các món ăn đặc trưng của ẩm thực miền biển nói chung và Phú Yên nói riêng. Gắn liền với cuộc sống đời thường của mọi người. Cách chế biến món ăn này khá đơn giản, nước dùng được ninh từ xương lợn hoặc xương cá tạo nên vị ngọt lành đặc trưng. Điểm nhấn của món ăn này chính là ăn kèm với lá hẹ thái nhỏ mang hương thơm độc đáo, mang đến hương vị khác biệt nhưng không kém phần thơm ngon. Thường được dùng kèm với thịt, hải sản và các loại rau sống.
+ Bánh canh Trảng Bàng: Là món ăn đến từ xứ sở nắng gió - Tây Ninh. Nên món ăn này có phần nước dùng lẫn sợi bánh khá độc đáo. Sợi bánh canh thì được làm từ loại bột gạo của người Miên, có độ dẻo hơn và bảo quản được từ 2-3 ngày. Đặc trưng với giò heo hầm mềm, thịt nạc xắt miếng, huyết, đôi khi có thêm lòng heo, hòa quyện trong nước dùng đậm đà hầm từ xương ống.
Ngoài ra, còn có khá nhiều các món ăn khác từ bánh canh với phong vị hấp dẫn không kém. Từ sợi bánh canh ống Mikiri, bạn có thể thử chế biến các món ăn trên. Thêm vào đó, bạn cũng có thể thử chế biến theo các cách khác như xào hoặc trộn,....để đổi mới khẩu vị cho thực đơn hằng ngày.
Mọi chi tiết liên hệ: 0908716871
Địa chỉ: 416/43/22 Dương Quảng Hàm, phường 5, quận Gò Vấp.