Tác giả: admin
Ngày đăng: 04/04/2025
Sa tế là một gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn Việt Nam, từ phở, bún bò Huế, cho đến các loại lẩu, nướng. Hương vị cay nồng, thơm lừng của sa tế giúp món ăn thêm phần hấp dẫn. Vậy liệu bạn đã biết cách làm sa tế như thế nào để chuẩn vị chưa? Trong bài viết này, Mikiri sẽ hướng dẫn cho bạn các cách làm sa tế thơm ngon, hấp dẫn ngay tại nhà mà còn bảo quản được lâu.
Mục Lục
1. Giới thiệu sa tế
Sa tế là một loại gia vị đặc trưng trong ẩm thực Việt, nổi bật với hương thơm nồng nàn từ ớt, sả, tỏi và các gia vị khác. Đây là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn như bún bò, phở, hủ tiếu, các món nướng và xào. Và sau đây, Mikiri sẽ giới thiệu đến bạn các loại sa tế thơm ngon cùng cách làm sa tế sao cho chuẩn vị và hấp dẫn nhất.

2. Cách làm sa tế ớt truyền thống
Nếu bạn là người yêu thích hương vị cay nồng, thì sa tế ớt chính là lựa chọn thích hợp dành cho bạn. Và sau đây, Mikiri sẽ bật mí đến bạn cách làm sa tế ớt truyền thống.
Chuẩn bị nguyên liệu làm sa tế:
- 200g ớt khô (hoặc ớt tươi tùy theo khẩu vị)
- 100g ớt sừng tươi
- 50g tỏi
- 100ml dầu ăn
- 50g hành tím
- 1 muỗng canh đường
- 1 muỗng canh muối
- 1 muỗng canh bột ngọt
- 1 muỗng canh nước mắm
- 1 muỗng canh dầu điều (tạo màu đỏ đặc trưng)
Cách làm sa tế ớt:
Bước 1: Ngâm ớt khô vào nước ấm khoảng 15 phút cho mềm, sau đó xay nhuyễn cùng ớt tươi. Băm nhỏ hành tím và tỏi.
Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng rồi phi thơm hành tím và tỏi. Thêm hỗn hợp ớt xay vào, đảo đều trên lửa nhỏ để tránh bị cháy.
Bước 3: Nêm muối, đường, bột ngọt, nước mắm và dầu điều vào, tiếp tục khuấy đều.
Bước 4: Đun khoảng 10-15 phút đến khi hỗn hợp sánh lại và có mùi thơm đặc trưng. Tắt bếp, để nguội rồi bảo quản trong hũ thủy tinh để dùng dần.
Sa tế ớt truyền thống có màu sắc đẹp mắt, vị cay thơm nồng, rất phù hợp để ăn kèm bún bò Huế, phở, lẩu hoặc dùng làm gia vị ướp thịt nướng.

3. Cách làm sa tế sả tỏi
Sa tế sả tỏi hay là loại sa tế có vị cay the của sả cùng hương thơm của tỏi, đem đến vị ngon đầy kích thích. Điểm đặc trưng của loại sa tế này là không quá cay, thích hợp cho những ai không ăn cay được. Cách làm sa tế tỏi cũng khá là đơn giản, hãy thử vào bếp và làm ngay loại sa tế này nhé
Chuẩn bị nguyên liệu làm sa tế:
- 100g ớt khô
- 100g sả băm
- 50g tỏi băm
- 100ml dầu ăn
- 1 muỗng canh muối
- 1 muỗng canh đường
- 1 muỗng canh nước mắm
- 1 muỗng cà phê bột ngọt
Cách làm sa tế sả tỏi:
Bước 1: Ngâm ớt khô với nước ấm khoảng 10 phút, sau đó xay nhuyễn.
Bước 2: Phi thơm tỏi băm và sả băm với dầu ăn trên lửa nhỏ.
Bước 3: Cho ớt xay vào chảo.Nêm muối, đường, bột ngọt, nước mắm vào, tiếp tục khuấy đều.
Bước 4: Đun nhỏ lửa khoảng 15 phút đến khi hỗn hợp thơm và sánh lại. Để nguội và bảo quản trong lọ thủy tinh để giữ trọn vị ngon sa tế
Chẳng cần cầu kỳ, chỉ với vài ba bước bạn sẽ có ngay loại sa tế thơm ngon, chế biến cùng món xào lại càng mang đến hương vị lôi cuốn.

4. Cách làm sa tế tôm
Điểm đặc biệt của loại sa tế này chính là mùi thơm lôi cuốn từ tôm khô rang, hòa quyện cùng vị cay nhẹ và hậu ngọt tinh tế. Không chỉ dậy mùi hấp dẫn, sa tế tôm còn khiến món ăn thêm phần đậm đà, dễ dàng chinh phục vị giác ngay từ lần thử đầu tiên
Chuẩn bị nguyên liệu làm sa tế:
- 100g ớt khô
- 50g tôm khô
- 50g hành tím
- 50g tỏi
- 100ml dầu ăn
- 1 muỗng canh nước mắm
- 1 muỗng cà phê đường
- 1 muỗng cà phê muối
Cách làm sa tế tôm:
Bước 1: Ngâm tôm khô vào nước ấm khoảng 15 phút cho mềm, sau đó xay nhuyễn. Xay nhuyễn ớt khô.
Bước 2: Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành tím và tỏi với dầu ăn. Cho tôm khô vào chảo, đảo đều cho đến khi dậy mùi thơm.
Bước 3: Thêm ớt xay vào hỗn hợp, đảo đều. Nêm muối, đường, nước mắm, khuấy đều để hòa quyện gia vị.
Bước 4: Đun nhỏ lửa trong khoảng 10 phút, sau đó tắt bếp, để nguội và bảo quản trong hũ thủy tinh.
Sa tế tôm có vị ngọt nhẹ từ tôm khô, mùi thơm hấp dẫn và rất hợp để ăn kèm với bún, hủ tiếu hoặc làm gia vị chấm hải sản.

5. Bí quyết để làm sa tế ngon
Để làm được hũ sa tế thơm ngon chuẩn chỉnh thì nguyên liệu và cách chế biến chính là yếu tố quyết định.
- Chọn nguyên liệu chất lượng: Ớt khô, sả, tỏi và các gia vị cần tươi ngon để đảm bảo hương vị tốt nhất.
- Điều chỉnh độ cay: Nếu thích cay nhiều, bạn có thể tăng lượng ớt khô hoặc sử dụng ớt hiểm thay vì ớt sừng.
- Bảo quản đúng cách: Để sa tế nguội hoàn toàn rồi cho vào hũ thủy tinh sạch, đậy kín nắp và bảo quản trong tủ lạnh để dùng lâu dài.
- Không để lửa quá lớn: Khi nấu sa tế, luôn giữ lửa nhỏ để tránh bị cháy, làm mất đi mùi thơm đặc trưng.
Tự làm sa tế tại nhà là cách tuyệt vời để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tùy chỉnh hương vị theo sở thích. Tuy nhiên, nếu bạn không có nhiều thời gian, các loại sa tế có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng sẽ là lựa chọn tiện lợi. Điển hình như sa tế Mikiri, với hai phiên bản sa tế tôm đậm đà và sa tế đen thơm nồng, vừa ngon miệng lại an tâm sử dụng cho các món ăn yêu thích.

6. Sa tế trong món ăn Việt
Đối với ẩm thực Việt mà nói, sa tế là loại gia vị không thể thiếu. Chỉ cần một chút sa tế, cũng đủ làm dậy hương vị cho món ăn. Đặc biệt, khi tẩm ướp nguyên liệu không chỉ giúp gia tăng độ ngon khi chế biến mà còn giúp khử mùi, đem đến trải nghiệm ẩm thực hấp dẫn cho các thực khách.
Ngoài ra, bạn có thể thử chế biến các món kho như cá kho, thịt kho,….cùng với sa tế. Vị cay nồng hòa quyện cùng vị mặn ngọt đậm đà tạo nên chiều sâu hương vị khó cưỡng, thưởng thức cùng cơm nóng thì không gì sánh bằng.
Trên đây là 3 cách làm sa tế đơn giản, thơm ngon ngay tại nhà. Với mỗi cách trên, bạn có thể điều chỉnh độ cay, mùi vị sao cho phù hợp với sở thích gia đình. Hy vọng với những cách làm sa tế trên, bạn có thể dễ dàng chế biến và thưởng thức món ăn đậm đà hơn.