Bún gạo khô - Tinh hoa ẩm thực của người Việt

Với nền văn minh lúa nước, bún là đặc sản của làng ẩm thực Việt và được coi là món ăn truyền thống Việt Nam. Bún còn là món ăn được du khách nước ngoài rất yêu thích gọi bằng tên noodle. Bún được làm từ gạo, sợi bún có đặc điểm tròn, dài và trắng noãn. 

Tác giả: CTY T&Z Ngày đăng: 10/11/2023

1. Nguồn gốc của sợi bún gạo xưa và bún gạo khô ngày nay

Bắt nguồn từ giai thoại An Dương Vương: “Trong lúc chuẩn bị yến tiệc cho lễ dạm hỏi công chúa Mỵ Châu, một người đầu bếp đã vô tình đổ bột gạo vào chiếc rổ đặt trong vạc nước sôi. Khi phát hiện ra sai lầm, anh hốt hoảng nhấc chiếc rổ lên thì nhìn thấy bột gạo đã trở thành các sợi dài màu trắng.

viet-nam-rice-noodle

Bún tươi - Nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon

Tuy nhiên, cảm thấy bỏ thì quá lãng phí, anh đem những sợi bột trắng xào với rau cần để làm món lót dạ. Không ngờ rằng, khi tiệc bắt đầu, món ăn lạ kia lại được vua chú ý và hết lòng khen ngợi. “Bún xào cần” được ra đời và trở thành một trong những món ăn yêu thích trong thực đơn của hoàng gia lúc bấy giờ”. Có thể thấy, sợi bún gạo trắng đã ra đời trong hoàn cảnh rất tự nhiên mà khó ai có thể nghĩ được.

Trải qua biết bao sự thăng trầm của lịch sử thì sợi bún gạo vẫn được giữ và sáng tạo thêm nhiều món ngon. Tuy vậy, cùng với sự phát triển của công nghệ và máy móc kỹ thuật hiện đại thì sợi bún đã được chế biến và đóng gói ở dạng khô nên rất tiện lợi khi mua tích trữ lâu dài.

2. Sơ lược về nền văn hóa ẩm thực 3 miền của bún gạo

Cho dù là bún tươi hay bún gạo khô đi chăng nữa thì sợi bún vẫn giữ được nét tinh tuý từ xưa đến nay. Thậm chí còn được phát triển thành nhiều món ăn ngon trứ danh. Xuyên suốt các tỉnh thành đất nước, Bún được biến tấu với nhiều hương vị khác nhau, góp phần làm cho bức tranh văn hoá ẩm thực Việt trở nên độc đáo và đa dạng trong mắt người Việt nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung.

2.1 Bún gạo ở Bắc Bộ - Nền ẩm thực thanh tao, nhã nhặn

Mang trong mình vẻ đẹp cổ kính của Hà Nội, từ cảnh vật cho đến ẩm thực nơi đây đều thanh tao và êm ả. Ẩm thực của vùng đất phổ cổ thể hiện qua sợi bún gạo của người Tràng An xưa, bún có sự kết hợp vô cùng nhuần nhuyễn các nguyên liệu khác mang phong vị thanh đạm và có vị chua dịu nhẹ.

bun-cha-ca-la-vong-ha-noi

Bún chả cá Lã Vọng - Đặc sản ở Hà Nội

Điều đặc biệt, thay vì sử dụng loại bún gạo thông thường xay từ gạo sống thì người miền Bắc hầu hết dùng Bún Mạch Tràng - loại Bún truyền thống ra đời từ thời vua An Dương Vương. Đây cũng chính là yếu tố làm nên nhiều món Bún ngon như: bún thang, bún chả, bún ốc, bún măng vịt, bún cá rô đồng, bún đậu mắm tôm, chả cá Lã Vọng,...

2.2 Bún gạo ở Trung Bộ - Đậm đà hương vị miền biển cả

Mặn mà - cay nồng - chua ngọt là những nét chấm phá hương vị nổi bật khi nhắc đến ẩm thực miền Trung. Đó là sự hoà quyện giữa sự thanh tao và sự tinh giản của ẩm thực đường phố. Ngoài ra, ẩm thực miền Trung còn nổi bật với nhiều gia vị mặn đặc trưng, từ các món ăn kèm đượm vị như mắm cà, mắm tôm đến nhiều đặc sản nức tiếng như: bún bò Huế, bún chả cá, bún thịt nướng, bún hến,... Mỗi món ăn đều ẩn chứa tình cảm nồng hậu, tâm hồn chân chất của người dân nơi đây, khiến ai cũng phải nao lòng thưởng thức.

2.3 Bún gạo ở Nam Bộ - Tinh hoa ẩm thực 3 miền

Hấp dẫn bởi sự mộc mạc và pha thêm chút phóng khoáng đậm chất Nam bộ, các món ngon với bún ở miền Nam sẽ hội tụ tinh hoa ẩm thực các vùng miền, thêm vào đó là hương vị đặc trưng: ngọt, cay và béo. Đến miền Nam bạn nhất định phải thử món bún riêu cua đồng - sự kết hợp độc đáo giữa mắm tôm với ớt cay nồng, nước dùng nóng hổi có vị chua nhẹ từ cà chua chín, mùi thơm của hành tím phi vàng, béo nhưng không ngấy của riêu cua đồng tươi, huyết lợn cùng đậu phụ rán sẽ là bức tranh mô tả món bún đặc sắc và hoàn hảo nhất.

bun-rieu-cua-dong

Bún riêu cua đồng - Đặc sản bún tại miền Tây

Theo quá trình giao thoa văn hoá, cọng bún tươi ở Nam Bộ cũng có nhiều thay đổi với 2 loại: Bún sợi to tròn, trắng mềm và Bún sợi nhỏ trắng ngà. Khi kết hợp chúng với nguyên liệu vùng sông nước cùng công thức nấu đa dạng sẽ cho ra nhiều món ăn đa dạng như: bún mắm, bún cà ri, bún riêu cua, bún cá lóc,...

3. Bún gạo khô Mikiri - Nguyên liệu chất lượng cho nhiều món bún

Ngày nay, cuộc sống vốn bận rộn nên thời gian dành cho gian bếp là khá hẹn. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì đa phần mọi người thường chọn ăn tại nhà hay các địa chỉ uy tín. Thế nên, nhu cầu với các loại thực phẩm tiện lợi là nhiều đáng kể, trong đó bún gạo khô Mikiri chính là nguyên liệu thay thế cho bữa cơm thường ngày hay là món ăn đủ chất cho bữa sáng năng lượng. 

bun-gao-mikiri

Bún gạo Mikiri - Nguyên liệu chất lượng cho nhiều món bún

Hiện tại, bún gạo cao cấp Mikiri có 2 loại cơ bản là bún sợi lớn và bún sợi nhỏ, đều có khối lượng tịnh phù 400g phù hợp với nhiều gia đình. Bạn chỉ mất từ 7 - 10 phút luộc bún khô thành bún tươi mềm, dai ngon. Về chất lượng, Mikiri khẳng định bún đảm bảo không chứa hàn the, chất tẩy trắng hay bất kỳ phụ gia khác. Vốn có 95% thành phần là gạo nên khi ăn bún bạn sẽ cảm nhận hương vị của gạo chân thật nhất. 

4. Kết luận

Có thể nói, bún vừa là món ăn truyền thống vừa là biểu tượng của người Việt chúng ta. Mikiri tự hào với sản phẩm bún gạo khô đã góp phần nhỏ vào kho tàng ẩm thực phong phú nước nhà.

Công ty TNHH SX-TM-DV T&Z
Hotline/Zalo: 0908 71 68 71/ 0902 71 68 71
Địa chỉ: 416/43/22 Dương Quảng Hàm, Phường 5, Gò Vấp, TP.HCM.
Website: Mikiri.com.vn hoặc Conlele.com

Bạn đang xem: Bún gạo khô - Tinh hoa ẩm thực của người Việt
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: