-
- Tổng tiền thanh toán:
Hủ tiếu - Nguyên liệu nấu nhiều món ăn hấp dẫn
Nếu miền Bắc nổi tiếng với Phở hay miền Trung có bún bò ngon nức tiếng, thì miền Nam cũng không kém cạnh khi có các món với hủ tiếu - ngon nức lòng thực khách. Một số món làm nên thương hiệu phải kể đến là hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu mực, hủ tiếu xương,... ai ăn cũng tấm tắc khen ngon. Hủ tiếu để nấu phải là hủ tiếu loại ngon, dai, không bở thì chất lượng món ăn mới đảm bảo. Được biết, hủ tiếu dai là nguyên liệu thích hợp để nấu nhiều món ngon cho gia đình.
Tác giả: CTY T&Z Ngày đăng: 21/08/2023
1. Vì sao có tên gọi "hủ tiếu" ?
Theo một số nguồn thông tin, hủ tiếu bắt nguồn từ người Hoa di cư từ miền Nam của Trung Quốc vào miền Nam của nước ta. Hủ tiếu xuất hiện ở Quảng Nam sau đó lan dần khắp Nam Bộ, đặc biệt là ở Sài Gòn vào những năm 1950 - 1960 thì hủ tiếu là món ăn rất phổ biến và được nhiều người yêu thích. Với thời gian du nhập vào nước ta từ rất sớm nên hủ tiếu vốn được xem là món ăn truyền thống của người Việt, đây được xem như là món ăn biểu tượng của người Sài Gòn bên cạnh món cơm tấm.
"Hủ tiếu" hay "Hủ tíu" đều là tên gọi để chỉ món ăn được làm từ gạo dạng sợi mỏng, nhỏ thường có 2 cách chế biến là ăn ở dạng khô và dạng nước. Có khá nhiều tranh cãi về tên gọi món ăn ngon này, thì tên nào thì mới đúng? Vốn dĩ "hủ tiếu" là tên gọi chuẩn của món ăn này, sở dĩ nhiều người cho rằng gọi là "hủ tíu" mới đúng là do ngữ âm của người miền Nam nên gọi là hủ tíu, dần dần từ này được sử dụng rộng rãi hơn.
2. Người Việt khai sinh "hủ tiếu dai" như thế nào?
Ban đầu, hủ tiếu của người hoa là cọng hủ tiếu mềm, sợi trong gần giống như bánh phở bây giờ, nhiều người cho rằng sợi hủ tiếu của người Hoa và bánh phở là "anh em sinh đôi", bởi cả hai loại sợi này nhìn sơ qua thì khó mà phân biệt được.
Hủ tiếu dai Mikiri - Thơm ngon chuẩn vị
Người miền Nam đã biến tấu cọng hủ tiếu mềm thành cọng hủ tiếu dai như ngày nay. Thật thú vị khi nhớ lại là hầu hết người miền Nam đều ưng ăn hủ tiếu dai dù có hàng trăm năm sống hài hòa với bà con người Việt gốc Hoa. Chúng ta luôn có khẩu vị đặc biệt khi chọn ăn hủ tiếu dai này, có lẽ chính vì khẩu vị “độc lập” này mà món ăn ngon như hủ tiếu Mỹ Tho, Đồng Tháp, Sa Đéc, Gò Công... ra đời và nổi tiếng hơn hết. Cọng hủ tíu dai bình thường được làm từ bột gạo, tùy loại gạo ngon hay dở mà định chất lượng, giá cả, nhưng đặc biệt cọng hủ tíu Mỹ Tho, Gò Công, Đồng Tháp... được làm từ bột gạo lọc, nên cọng dai hủ tíu đúng là một sáng tạo thú vị của người xưa. Ngày nay, không khó để tìm mua hủ tiếu dai để nấu tại nhà, hủ tiếu dai Mikiri là nguyên liệu nấu nhiều món ngon mà bạn nên thử.
3. Hủ tiếu có bao nhiêu calo?
Hủ tiếu là món ăn rất ngon với cách chế biến không quá cầu kỳ, dường như hủ tiếu đã chinh phục được hầu hết những thực khách khó tính. Tuy nhiên, ít ai biết được hủ tiếu có bao nhiêu calo? Ăn hủ tiếu có béo không? Hủ tiếu vốn dĩ được làm từ gạo, bột năng nên thành phần tinh bột khá cao. Các chất cụ thể:
- Tinh bột (Glucid) có khoảng 54,5g.
- Chất đạm (Protein) có khoảng 34,8g.
- Chất béo (Lipid) có khoảng 10,7g.
- Chất xơ có khoảng 1g.
- Canxi có khoảng 59,3g.
- Nhóm B và vitamin C có khoảng 8,6mg.
- Có Cholesterol khoảng 239 mg.
Hủ tiếu mực
Với câu hỏi "Ăn hủ tiếu dai Mikiri có béo không?" Thật vậy, không chỉ riêng hủ tiếu dai Mikiri mà các loại hủ tiếu khác đều có lượng tinh bột nhiều đáng kể. Thế nên, nếu ăn quá nhiều hủ tiếu sẽ khiến cơ thể bạn tăng cân nhẹ. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên ăn hủ tiếu dai với lượng vừa phải, đặc biệt nên kết hợp với rau, củ, thịt để làm món ăn trở nên đa dạng các chất dinh dưỡng hơn.
Xem thêm: Cách ăn hủ tiếu dai Mikiri - giảm cân hiệu quả
4. Hủ tiếu nấu món gì thì ngon?
Sản phẩm hủ tiếu dai Mikiri là sự kế thừa công thức gia truyền từ những nghệ nhân gắn bó với làng nghề hủ tiếu lâu năm, kết hợp cùng máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại để cho ra đời cọng hủ tiếu to, dẹp, đặc biệt dai như tên gọi "hủ tiếu dai Mikiri". Với nguyên liệu là bột gạo, bột năng nên sợi hủ tiếu sẽ có màu trắng, từ sợi được sấy khô, cứng ban đầu thì hủ tiếu sẽ chuyền dần sang mềm "núng nính", dai hơn, Mikiri mách bạn cách luộc hủ tiếu dai Mikiri không bị dính, bở thì sau khi luộc nên xả lại cùng nước lạnh và cho 1 thìa dầu thực vật vào trộn đều, cọng hủ tiếu sẽ giữ được độ dai lâu mà không bị nát.
Pizza hủ tiếu tại miền Tây
Để mà liệt kê rằng "hủ tiếu nấu gì ngon?" Đối với món nước thì bạn có thể trổ tài vào bếp nấu hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu mực, hủ tiếu bò kho, hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu bò viên, hủ tiếu sườn,... Hoặc đổi vị với các món khô như hủ tiếu xào chay, hủ tiếu trộn thịt sá xíu,... Hiện nay, bạn có thể làm món ăn "hot trend" nổi tiếng ở làng nghề hủ tiếu miền Tây la Pizza hủ tiếu - món ăn được chiên lên cùng gia vị, trứng, hành, đậu phộng, thịt,... ăn giòn, ngon lạ miệng. Thật vậy, các món ăn với hủ tiếu thường được dùng những nguyên liệu gần gũi, dễ tìm như thịt, xương giò, bò viên, giá, hành lá, hành tây, hẹ,...
5. Kết Luận
Chỉ với nguồn nguyên liệu dân dã là cọng hủ tiếu làm từ bột gạo, bột mì, thế nhưng với cách chế biến kéo léo của từng đầu bếp sẽ cho ra đời nhiều món ngon với hủ tiếu hơn nữa. Nhanh tay đặt hàng ngay để trổ tài nấu hủ tiếu cho gia đình bạn nhé.
Mikiri - Gia đình là niềm vui
Hotline/Zalo: 0908 71 68 71
Website: mikiri.com.vn hoặc conlele.vn
Địa chỉ: 416/43/22 Dương Quảng Hàm, P.5, Gò Vấp, TP.HCM.